Bạn có biết, những gì bạn đang thấy chỉ là phần bề nổi của tảng băng chìm.
Một ví dụ điển hình đó là, khi bạn nhìn thấy các chuỗi bán lẻ lớn như thời trang Bò Sữa Boo, nhà thuốc Pharmacity,…triển khai thành công. Bạn học hỏi các chương trình của họ để áp dụng vào doanh nghiệp của mình nhưng không ra kết quả. Điều này chứng tỏ rằng:
- Điều bạn đã biết chỉ chiếm 20%: What (Những thứ họ đang làm)
- Điều bạn chưa biết chiếm tới 80%: Why (Tại sao họ lại làm như thế?), How (Mình nên làm thế nào cho đúng với doanh nghiệp của mình?)
Ở sự kiện “Tăng 30% doanh số với quản lý cửa hàng chuyên nghiệp” lần này. Hai diễn giả sẽ giúp bạn đi sâu vào từng ngóc ngách vấn đề để hiểu được bản chất của việc quản lý cửa hàng để tăng trưởng doanh số.
1. Vai trò quan trọng của quản lý bán hàng
Quản lý cửa hàng là những anh hùng chinh chiến ở dưới mặt trận, là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Nếu quản lý cửa hàng hoàn thành tròn vai của mình có thể giúp doanh nghiệp tăng trưởng lên tới trên 30% doanh số. Ngược lại, nếu quản lý cửa hàng triển khai sai lệch có thể khiến toàn bộ công sức của các bộ phận trong hệ thống trở nên vô nghĩa.
2. Tư duy chiến lược để triển khai vai trò quản lý cửa hàng hiệu quả
Đặc biệt, anh Phùng Thanh Ngọc cũng nhấn mạnh, một người chủ doanh nghiệp nếu đã xác định làm kinh doanh, đặc biệt muốn phát triển nhân rộng chuỗi cửa hàng thì không thể đi theo con đường ngắn hạn mà phải có định hướng cũng như tư duy dài hạn. Đây sẽ là kim chỉ nam chi phối tất cả các kế hoạch tài chính, hàng hóa, quy trình và nhân sự của toàn bộ doanh nghiệp.
2.1. Cách thức tư duy để giải quyết vấn đề nhân sự dài hạn:
Anh Phùng Thanh Ngọc đã chia sẻ kiến thức và một số ví dụ cụ thể về cách tư duy tổng thể dài hạn.
2.2. Xác định mô hình kinh doanh của doanh nghiệp bạn:
Diễn giả Phùng Thanh Ngọc đưa ra 5 mô hình chuỗi cửa hàng:
Với mỗi mô hình kinh doanh, doanh nghiệp sẽ có những định hướng phát triển khác nhau. Theo anh Ngọc chia sẻ, nhân sự quản lý cửa hàng ở mỗi mô hình sẽ cần những lộ trình phát triển sao cho phù hợp với định hướng kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3. Chiến lược phát triển nhân sự dài hạn:
Chiến lược phát triển nhân sự thực chất là việc xác định con đường để nhân sự đi từ điểm A (những gì nhân sự đang có) đến điểm B (những gì mà chủ doanh nghiệp mong muốn).
- Chủ doanh nghiệp và quản lý chuỗi cần hiểu rõ được nhân sự của mình hiện tại đang có năng lực như thế nào, cần bổ sung những kỹ năng, kiến thức gì để công việc đạt hiệu quả cao nhất.
- Cuối cùng, với những kỹ năng còn thiếu đó thì người quản lý cần phải làm gì để giúp nhân sự của mình nâng cao năng lực.
3. Các giai đoạn phát triển của một nhân sự quản lý cửa hàng
Để bạn hình dung dễ hơn thì quá trình phát triển của nhân sự cũng giống như giai đoạn phát triển của một cái cây.
Thông thường, các doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro mất người cao nhất ở hai giai đoạn: giai đoạn mầm non vì nhân sự không nhận được kế hoạch đào tạo, dẫn dắt kịp thời, hoặc khi đang ở giai đoạn cuối của cây trưởng thành, hoàn thành công việc rất tốt nhưng lại thiếu chế độ đãi ngộ, thu nhập và cơ hội phát triển làm động lực gắn bó lâu dài.
4. Các hạng mục công việc của một quản lý cửa hàng
Với kinh nghiệm thực thi giám sát tiêu chuẩn vận hành tại chuỗi thời trang Boo trong 8 năm, anh Nguyễn Trường An cho biết, một quản lý cửa hàng cần đáp ứng được 6 nhóm công việc chính sau đây:
Xem thêm Tăng trên 30% doanh thu chuỗi bán lẻ với 5 năng lực sau của Quản lý cửa hàng
5. Phân loại năng lực của một quản lý cửa hàng
Với các hạng mục công việc phía trên, nhân sự quản lý cửa hàng ở mỗi level khác nhau thì cần đáp ứng những tiêu chí và yêu cầu công việc tương ứng:
- Level 1: Hiểu được công việc ở cửa hàng, thực thi được 70% theo kế hoạch được giao
- Level 2: Xác định đúng vấn đề, giải quyết và thực thi 90% công việc được giao. Phân tích được thực trạng và đưa ra định hướng để giải quyết
- Level 3: Có góc nhìn tư duy tổng quan về hệ thống và thị trường hơn, hoàn thành 100% kế hoạch được giao và mục tiêu đề ra. Có khả năng lập kế hoạch chi tiết tới từng ngày, ai làm gì, các bước ra sao, kết nối với các bộ phận và tiến hành thực thi.
Tổng kết chương trình
Ở phần cuối chương trình, anh An đưa ra những lời giải đáp và tư vấn về một số lý do khiến mọi nỗ lực tăng số của doanh nghiệp đều không thành.
- Thứ nhất, kế hoạch vận hành chưa đủ chi tiết khiến các nhân viên triển khai không nắm được cụ thể những đầu công việc mình cần phải làm mỗi ngày, dẫn tới không đo lường được tiến độ hoàn thành mục tiêu mà chủ doanh nghiệp và quản lý đề ra.
- Thứ hai, nhân sự cửa hàng không nắm rõ được chương trình, không biết nên tập trung tư vấn và đẩy mạnh mặt hàng nào,…Khi có vấn đề xảy ra cũng không biết liên hệ với bộ phận nào để xử lý kịp thời.
- Không có chính sách thúc đẩy động lực cho nhân sự: Trong giai đoạn triển khai chương trình, số lượng khách hàng sẽ đông hơn, đồng nghĩa với khối lượng công việc mà mỗi nhân viên phải xử lý sẽ lớn hơn rất nhiều. Đây là lúc quản lý cửa hàng cần động viên và đưa ra những chính sách thưởng để nhân viên nỗ lực cống hiến hết mình.
- Không phân tích dữ liệu: Trong kinh doanh, mọi nỗ lực sẽ không thành công nếu thiếu đi một trong hai yếu tố “con số” và “con người”. Con số sẽ giúp chủ doanh nghiệp, quản lý cửa hàng đánh giá, đo lường mức độ hiệu quả của chương trình, phát hiện vấn đề trong quá trình thực thi. Nhờ đó, chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra được những định hướng chính xác hơn để giải quyết những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải.
>>>Xem thêm về “Ứng dụng dữ liệu bán lẻ vào tăng trưởng doanh số”
Tóm lại, giải quyết vấn đề nhân sự “quản lý cửa hàng” là một vấn đề mang tính DÀI HẠN. Để đạt được thành công thì cả chủ doanh nghiệp, quản lý khu vực, quản lý cửa hàng đều cần nắm rõ những hạng mục công việc và những kỹ năng cần có cho công việc để giao việc, thực thi và giám sát mang lại hiệu quả tối đa nhất.
Nhằm gửi lời cảm ơn tới các bạn đã quan tâm sự kiện, iZiDO gửi tặng bạn một số form mẫu tham khảo dành cho quản lý cửa hàng. Nhận quà tại đây nhé! Link